Viết nội dung theo phong cách Kể chuyện – Concept bị bỏ quên

“Người ta dễ dàng bỏ qua một bài quảng cáo, nhưng sẽ không dễ dàng bỏ qua một câu chuyện”

Hôm nay chúng ta sẽ bàn về cách viết nội dung theo phong cách kể chuyện

Tại sao Câu chuyện có sức ảnh hướng lớn hơn so với các loại nội dung khác?

Một là, trong câu chuyện có bối cảnh. Có bối cảnh thì sẽ có không gian và thời gian. Khi có không gian và thời gian sẽ khiến cho các diễn biến trong câu chuyện được người đọc sắp xếp trong đầu thành một bộ phim. Mất công dựng một video thật tốt nhưng chưa chắc tốt bằng cái video đang chiếu trong đầu người đọc. Đây có thể coi là ưu điểm tốt nhất của text content, một đặc ân trao vào tay những người làm nghề viết. Writer kết hợp text content có thể tạo ra những sự tưởng tượng viễn tưởng mà các media khác không làm được.

Hai là, trong câu chuyện có nhân vật và các đoạn hội thoại. Những đoạn hội thoại khiến làm cho người dùng có cảm giác họ đang nghe lén một câu chuyện giữa 2 người nói chuyện với nhau. Mà chúng ta thường tin những gì mình nghe lén!! Với một bài thông thường thì người dùng luôn có cảm giác đang đọc thông tin hoặc kiến thức. Nhưng khi kể chuyện, người dùng sẽ thấy mình được tham gia vào câu chuyện, tham gia vào cuộc hội thoại mà ở đó có người gặp vấn đề như họ và có người đang giải quyết vấn đề cho họ.

 

Tại sao ít người dám viết nội dung theo phong cách kể chuyện?

Về mặt chủ quan, để truyền tải được một kiến thức dưới dạng một câu chuyện là việc rất khó. 5 năm nay tôi thuê CTV viết bài mà chưa bắt gặp một ai có thể viết theo concept kể chuyện. Nếu viết được, bài viết đó xứng đáng có giá đắt. Vì không chỉ cần kỹ năng, mà concept kể chuyện cũng rất chọn lọc người viết. Người viết được chuyện thường là người trong giao tiếp kể chuyện rất giỏi. Khi họ nói, tất cả lắng nghe. Khi câu chuyện diễn biến không ai muốn ngắt lời. Họ giỏi mô phỏng bối cảnh, giới thiệu nhân vật, tạo sự thu hút ở mở bài, duy trì sự trau chuốt trong từng con chữ, biết điều gì thừa thì bỏ đi, biết gì thiếu phải thêm chú thích. Nói chung, tính cách họ thú vị chứ không nhạt.

Về mặt khách quan, kể chuyện cũng chỉ là một trong vô vàn các concept khác nhau, tội gì mà phải chọn concept khó. Ở một bài viết khác tôi có nói về concept listpost: người viết dễ viết, người đọc dễ đọc, google thích! Ít nhất có listpost là một concept bám víu vào nó khi bế tắc. Không biết viết gì thì viết listpost, chứ chẳng ai không biết viết gì thì đi kể chuyện. Nhưng chắc nhiều người bế tắc quá, giờ search google từ gì cũng gặp 2 – 3 bài listpost ở trang 1. Quá nhàm chán!

 

Làm thế nào để vừa viết nội dung hay như kể chuyện và vừa viết dễ như listpost?

Kể chuyện + listpost = Interview

Thật vậy, Interview có bối cảnh và không mang đến cảm giác đơn thuần là đọc thông tin. Người ta nhìn thấy chữ phỏng vấn là người ta đã hình dung ra 1 người cầm mic và một người ngồi vắt chân cạnh ly nước đang đặt trên mặt bàn và trả lời câu hỏi rồi. Interview có bối cảnh và ít nhất 2 nhân vật: người gặp vấn đề và người giải quyết vấn đề. Khi người dùng gặp cùng vấn đề, họ không chỉ tìm thấy giải pháp mà còn tìm thấy sự đồng cảm.

Hơn nữa, đối với các nội dung cần đảm bảo tính tin cậy, từ kiến thức hoặc câu trả lời chuyên gia. Concept interview sẽ hỗ trợ cho việc này khi người chuyên gia được giới thiệu và được nhắc đi nhắc lại vài lần trong bài viết (Khác với các concept khác chỉ nhắc đến tác giả rất ngắn ngủi). Một bài phỏng vấn chuyên gia được biên tập lại chắc chắc sẽ có trust cao hơn nhiều so với một bài viết chỉ đơn thuần tổng hợp kiến thức. Cái gì khó làm hơn sẽ có giá trị hơn.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUYỂN TỪ BÀI VIẾT LISTPOST SANG BÀI INTERVIEW?

Chỉ thêm dấu “?” vào tất cả Heading 2 trong bài viết là được.

Ví dụ:

All about chăm sóc trẻ sơ sinh

. Bế trẻ sơ sinh đúng cách
. Cho con bú đúng cách
. Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh
. Cách tắm cho trẻ sơ sinh
. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh
. Vân vân mây mây

Khi thêm dấu “?” vào các Heading sẽ như này:

15 câu hỏi thường gặp về chăm sóc trẻ sơ sinh

1. Bế trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
2. How to cho con bú?
3. 5 bước vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh là như nào?
4. Những chú ý khi tắm cho trẻ sơ sinh là gì?
5. Vân vân và mây mây khi nào?

Tất nhiên không phải thêm mỗi dấu “?” là xong. Khi có dấu “?” thì câu văn đó trở thành câu hỏi, phải sửa thế nào cho nó thành 1 trong 6 câu hỏi 5W1H. Nếu từ Heading không biết chuyển thế nào thành câu hỏi thì cứ máy móc What – Who – Where – When – Which – How mà ốp vào. Sau đó tút tát lại sau.

Văn phong cũng phải điều chỉnh cho nó giống văn nói nhiều hơn. Để người dùng cảm thấy thực sự bài viết được biên tập lại từ một bài phỏng vấn. Đặt câu hỏi xúc tích và câu trả lời thật đúng trọng tâm. Đó là những gì diễn ra ở một buổi phỏng vấn thật. Phỏng vấn chứ không phải tán gẫu nên không nên dài dòng.

Cuối cùng, Interview là một concept cho phép viết nên những nội dung dài một cách logic ( diễn đạt cách khác thì là bigcontent ). Concept phỏng vấn không nên lạm dụng, vì chuyên gia đâu có rảnh mà suốt ngày trả lời phỏng vấn!! Interview chỉ là một trong vô vàn concept đang được sử dụng trong bài viết và nó làm cho tổng thể nội dung trên website được đa dạng hơn.

Nếu thấy khó quá khi phải tưởng tượng ra cuộc phỏng vấn để viết lại nội dung, thì tốt nhất nên phỏng vấn thật rồi đánh máy lại.

 

Nguồn: Ninh Thành Nam

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x