Hướng dẫn viết CV thể hiện năng lực bản thân

Xin chào,

Hôm nay chúng ta sẽ nói về cách viết CV. Tôi viết bài này để lưu lại những gì tôi học được từ những chuyên gia đào tạo về tuyển dụng, cũng như những gì tôi đúc kết được sau những lần phỏng vấn tuyển dụng của mình. Nếu bạn đang cần viết CV thì có thể tham khảo nhé.

Hướng dẫn viết CV

CV (Curriculum Vitae) là bộ hồ sơ thể hiện năng lực của cá nhân có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Nhớ nhé, CV là hồ sơ thể hiện năng lực có phù hợp với vị trí hay không. Đừng viết những thứ không liên quan tới vị trí đó.

Năng – Có ích
Lực – Sức mạnh
Năng lực – Khả năng sử dụng sức mạnh để tạo ra giá trị.
Nên kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm là quan trọng nhất trong CV

Khi viết CV chúng ta có thể trình bày 7 phần sau: Thông tin cá nhân; Mục tiêu nghề nghiệp; Trình độ học vấn; Tính cách; Kinh nghiệm; Kỹ năng; Điểm mạnh.

 

1. Thông tin cá nhân trong CV

  • Họ tên
  • Ngày sinh: Dùng để xem cung hoàng đạo + đánh giá xem trải nghiệm có khớp không, một số nơi có thể xem cả mệnh có hợp không.
  • Quê quán: Hên xui, tạo thiện cảm hoặc không
  • Số điện thoại
  • Email: Nên dùng email nghiêm túc
  • Facebook: Nếu FB của bạn tốt thì bạn nên đưa vào, không đưa thì người ta cũng tìm thôi. Thông qua FB cá nhân có thể xem được tính cách, thái độ sống, một phần năng lực (nếu có). Nhiều khi có thể bỏ qua CV nếu FB không tốt hoặc có thiện cảm nếu FB tốt. Nhiều nhà tuyển dụng muốn xem FB cá nhân trước khi đọc CV.
  • Ảnh cá nhân: Rất quan trọng, nên đầu tư ảnh đẹp.

 

2. Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp là vị trí công việc mà chúng ta hướng đến trong thời gian xác định.
Vị trí = cấp độ + chuyên môn
Ví dụ: Trưởng nhóm + Marketing

Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn “Mục tiêu nghề nghiệp của em là gì?” mà bạn không nói được hoặc nói chung chung kiểu em muốn có một công việc ổn định, gắn bó với công ty… Thì nhà tuyển dụng sẽ hình dung tương lai bạn sẽ chỉ là một nhân viên bình thường, không có gì đột phá hoặc rất ít.

Mục tiêu nghề nghiệp cũng là một tiêu chí để đánh giá mức độ gắn bó của bạn với công ty. Nếu mục tiêu của bạn có điểm chung với tầm nhìn, sứ mệnh của công ty; hoặc phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty thì bạn có thể được đánh giá là phù hợp.
Trong nhiều trường hợp nếu nhận thấy mục tiêu hay mong muốn của bạn vượt quá khả năng đáp ứng của công ty thì nhà tuyển dụng cũng sẽ từ chối bạn để bạn có thể tìm kiếm một môi trường phù hợp hơn. Đừng nghĩ tiêu cực về điều này nhé. Họ cũng muốn tốt cho bạn thôi.

Nếu như bạn chưa có định hướng nghề nghiệp thì bạn có thể tham khảo 2 cách định hướng sau:

Định hướng nghề nghiệp theo chiều sâu:

Chuyên gia => Chuyên viên cấp cao => Chuyên viên => Nhân viên => Thực tập sinh => Sinh viên

0 – 1 năm kinh nghiệm: Thực tập sinh
1 – 2 năm KN: Nhân viên
2 – 3 năm KN: Chuyên viên
3 – 4 năm KN: Chuyên viên cấp cao
4 – 5 năm KN: Chuyên gia

Nhân viên là thực thi công việc có hướng dẫn
Chuyên viên là thực thi công việc độc lập, không cần hướng dẫn
Khi bạn tới cấp chuyên viên, bạn không còn biết tới thất nghiệp nữa 🙂

Định hướng nghề nghiệp theo chiều cao:

1 – 2 năm: Nhân viên
2 – 3 năm: Chuyên viên
3 – 4 năm: Trưởng nhóm – có các kỹ năng: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, giám sát đánh giá
4 – 5 năm: Trưởng phòng
> 5 năm: Giám đốc

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV bạn nên viết theo một trong hai hướng trên và đặt mục tiêu trong khoảng 5 năm. Chia thành các giai đoạn nhỏ hơn nhé.

 

3. Trình độ học vấn trong CV

Tóm tắt quá trình học tập của bạn và nên ưu tiên những gì có liên quan tới vị trí ứng tuyển
– Bằng cấp
– Chứng chỉ
– Kiến thức tự nghiên cứu

 

4. Tính cách (không bắt buộc)

Tính cách là những yếu tố tâm lý tương đối ổn định của con người và nó tác động tới suy nghĩ và hành động.
Bạn có thể làm các bài trắc nghiệm tính cách như MBTI để biết thêm về tính cách của mình.

Xác định tính cách:

Bước 1: Làm một số trắc nghiệm
Bước 2: Nghiệm lại bản thân
Bước 3: Xem lại tính cách nào phù hợp với công việc ứng tuyển

 

5. Viết kinh nghiệm trong CV

Kinh nghiệm = Kinh qua + Nghiệm lại.
Kinh nghiệm là những bài học được rút ra sau khi trải nghiệm.
Bài học được rút ra gồm thái độ, kiến thức, kỹ năng.

Thứ tự Ưu tiên khi viết kinh nghiệm:

  1. Kinh nghiệm làm việc trực tiếp chuyên môn
  2. Học khóa học chuyên sâu về chuyên môn
  3. Kinh nghiệm không liên quan tới chuyên môn
  4. Các hoạt động ngoại khóa
  5. Các cuộc thi

Cấu trúc khi viết 1 kinh nghiệm:

– Khoảng thời gian: Tên công việc
– Công việc đảm nhiệm
– Bài học rút ra
– Người tham khảo

 

6. Viết kỹ năng trong CV

Kỹ năng là việc chúng ta thành thạo, thuần thục, nhuần nhuyễn một việc nào đó thông qua rèn luyện một cách có phương pháp.

3 tiêu chí đánh giá mình có kỹ năng hay không

  1. Có phương pháp thực hiện không?
  2. Trải qua quá trình rèn luyện như thế nào?
  3. Bạn đã thành thạo nó hay chưa? Thành thạo ở mức độ nào?

Các bước học một kỹ năng:

Bước 1: Tìm phương pháp tối ưu
Bước 2: Rèn luyện
Bước 3: Đánh giá và rút kinh nghiệm

3 loại kỹ năng viết trong CV

  1. Chuyên môn nghiệp vụ
  2. Kỹ năng mềm
  3. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ

Kỹ năng chuyên môn là kỹ năng quan trọng nhất trong CV

 

7. Điểm mạnh

Điểm mạnh là tất cả những thứ chứng ta có nhưng nó vượt trội hơn
– Điểm mạnh trong tính cách của em là…
– Điểm mạnh trong kiến thức của em là…
– Điểm mạnh trong kỹ năng của em là…
– Điểm mạnh trong tố chất của em là…
– Điểm mạnh trong kinh nghiệm của em là…

Hãy đánh giá trung thực, khánh quan, rõ ràng. Biết mình đang ở đâu và có gì.

Điểm mạnh là tổng kết lại những gì mạnh nhất phù hợp với công việc. CV là thể hiện năng lực nên không viết điểm yếu.

 

TỔNG KẾT

Bạn vừa đọc xong bài viết hướng dẫn viết CV thể hiện năng lực bản thân. Trên đây là 7 phần bạn có thể viết trong CV và một số khái niệm có thể hữu ích cho bạn. Với 7 phần này, CV của bạn nhìn sẽ rất chuyên nghiệp và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Cuối cùng: CV của bạn chỉ nên dài 2 trang. Nhà tuyển dụng cũng lười đọc lắm 🙂 Và hãy chú ý tới Facebook cá nhân của bạn.

Chúc bạn may mắn 🙂

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Thị Kim Thanh
Nguyễn Thị Kim Thanh
4 năm trước

Em đã đọc bài viết của anh Vinh, thực sự rất hữu ích =))
Cám ơn anh và hy vọng anh có thể chia sẻ nhiều hơn những kiến thức và kinh nghiệm của bản thân để mọi người có thể cùng trao đổi và học hỏi.

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x