Email marketing là một công cụ mạnh mẽ để khuyến khích độc giả hay khách hàng của bạn ghé thăm website hoặc mua hàng. Cách đây 3 năm tôi đã sử dụng email marketing như một kênh bán hàng chính và đến bây giờ, khi mà các kênh quảng cáo online như facebook hay google adwords ngày càng khó khăn hơn vì độ cạnh tranh và chi phí tăng cao thì email marketing càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Email Marketing 2017
Dưới đây là bài viết về 11 điều bạn có thể tham khảo để giúp hoạt động email marketing của mình hiệu quả hơn trong năm 2017 này:

1. Chỉ gửi email cho những ai muốn nhận email của bạn

Nếu bạn có một danh sách email với tỷ lệ tương tác thấp, hãy dừng gửi email cho họ. Mỗi lần bạn gửi email của bạn với tỷ lệ mở và tương tác thấp, tên miền hay email gửi đi của bạn sẽ bị giảm uy tín và giảm cơ hội kết nối với những khách hàng tiềm năng khác.

Hãy tưởng tượng về cách bạn đối xử với những email mà bạn không muốn nhận, tôi tin rằng click vào nút báo cáo spam sẽ nhanh hơn click vào xóa và phải xác nhận xóa. Vì vậy tôi sẽ báo cáo spam các email mà tôi không biết người gửi hoặc những nội dung mà tôi không muốn nhận. Thật tệ nếu email bạn gửi đi cũng bị đối xử như vậy phải không? Vậy đừng gửi email tới những người mà họ không muốn nhận email từ bạn.

2. Có một mục tiêu cho mỗi email của bạn trước khi bạn click vào nút “gửi”

Nếu bạn không có một mục tiêu trong tâm trí cho các email bạn gửi, người nhận cũng sẽ không rõ mục tiêu của email này là gì? Khi bạn xác định được mục tiêu cho email bạn gửi đi, bạn sẽ xác định được danh sách các việc cần làm để dẫn dắt người đọc và đạt được mục tiêu của bạn.

Mục tiêu trong email của bạn có thể là mới khách hàng đọc một bài viết mới, xin thông tin của khách hàng, quảng cáo sản phẩm, mời đăng ký mua sản phẩm hay chỉ đơn giản là giữ kết nối với khách hàng bằng việc chia sẻ với họ điều gì đó có giá trị.

3. Cá nhân hóa và gửi thử email của bạn

Cá nhân hóa email thực sự hiệu quả. Các email có tên của người nhận trên tiêu đề có tỷ lệ nhấp chuột cao hơn so với các email không có.
Bạn có thể cá nhân hóa email của bạn bằng việc gắn các thông tin của người nhận vào trong nội dung email như họ tên hay tên công ty.
Khi cá nhân hóa email, hãy gửi test trước khi gửi cho khách hàng của bạn để tránh những sự cố như: “Gửi Customer” hay “Gửi FirstName”….

4. Gửi email từ tài khoản cá nhân

Đừng gửi email từ một tài khoản “noreply”. Hãy gia tăng sự tham gia của bạn trong email bằng việc các nhân hóa email gửi đi thay vì sử dụng một email dạng noreply@company.com. Nó sẽ giúp tăng tương tác với người nhận.

5. Thử nghiệm việc gửi email vào những ngày khác nhau trong tuần

Thứ ba, thứ tư và thứ năm là những ngày phổ biến nhất để gửi email, nhưng khi ai cũng gửi vào ngày đó thì email của bạn sẽ nhanh chóng bị lãng quên trong hộp thư đến của khách hàng. Vì vậy hãy thử nghiệm các ngày trong tuần và chọn ra cho mình một phương án tối ưu.

6. Gửi email cho những người điền vào form nhận email của bạn và hạn chế gửi cho những người bạn import

Khi một người điền vào form cung cấp email cho bạn, tỷ lệ tương tác của họ sẽ cao hơn những người mà bạn tự mình import vào. Đó là vì họ muốn nghe bạn và đã chọn để nhận email từ bạn.
Hãy tạo form để thu thập email và đừng mua email, nó chỉ làm giảm uy tín của bạn thôi.

7. Loại bỏ các email tương tác thấp trong danh sách của bạn

Bạn có thể gửi email spam mà không biết điều đó, bởi vì định nghĩa về email spam đã thay đổi. Graymail là định nghĩa chỉ những email gửi đi với số lượng lớn mà không phải là spam (vì khách hàng đã đăng ký nhận email từ bạn). Nhưng vấn đề là họ nhận được email từ bạn và không tương tác. Tỷ lệ tương tác lao dốc khi người nhận không mở email đầu tiên từ bạn, nếu họ tiếp tục phớt lờ bạn thì hãy loại bỏ họ khỏi danh sách. Bạn có thể lọc những người không mở email trong vòng 30 ngày hoặc 60 ngày và loại họ khỏi danh sách một cách dễ dàng. Hãy làm điều đó định kỳ.

8. Nếu mọi người hủy đăng ký nhận email từ bạn, đừng lo lắng quá

Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, và việc hủy đăng ký sẽ xảy ra. May mắn là những người này không đánh dấu bạn là thư rác, họ chỉ đơn giản nói với bạn theo cách đẹp nhất có thể, rằng họ không muốn nhận email từ bạn nữa.
Đừng lo lắng, nhưng nếu có nhiều người hủy đăng ký, hãy thử xác định nguyên nhân là gì? Xem xét về việc gửi ít email hơn cho những người tương tác thấp.

9. Nếu mọi người ngừng mở email của bạn, hãy tìm hiểu ngay điều gì xảy ra

Nếu tỷ lệ mở email của bạn giảm, có nghĩa là sự mong đợi nhận email từ bạn đang giảm xuống và điều tồi tệ hơn sẽ đến sau đó. Khiếu nại spam và hủy đăng ký sẽ tăng lên. Hãy xem xét ngay điều gì đã xảy ra thông qua các phản hồi hoặc nội dung của bạn. Bạn có gửi nhiều email chất lượng thấp trong thời gian gần đây không? hoặc có làm khách hàng mệt mỏi với những lời mời mua hàng?

10. Hãy suy nghĩ về tiêu đề của bạn

Đừng gửi một email với tiêu đề chung chung hoặc đơn điệu quá.
Hãy cá nhân hóa tiêu đề và thêm vào đó biểu tượng cảm xúc, nó làm tăng tỷ lệ mở email của bạn.
Mẹo: Đọc thật to tiêu đề của bạn trước khi gửi đi. Bạn sẽ mở email nếu bạn nhận được nó?

11. Hãy nhớ, email ngày càng khó hơn nhưng nó vẫn hiệu quả

Hằng năm, tỷ lệ tham gia bắt đầu giảm đi và sẽ khó khăn hơn để được khách hàng để ý đến. Điều này không phải do email marketing không còn hiệu quả, nó chỉ cạnh tranh nhiều hơn thôi.
Bạn cần xây dựng nội dung chất lượng để giữ tương tác với khách hàng và cũng không thể thiếu đi những công cụ email marketing để đơn giản hóa công việc của bạn. Tôi đang dùng getresponse – công cụ email marketing số một thế giới. Và bạn cũng có thể thử nó, đăng ký dùng thử miễn phí tại đây.

Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với tôi.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x